Đăng ký nhận báo giá
  • Xin cho hỏi biện pháp phòng chống bệnh cho trại quy mô khoảng 100 nái đã nhiễm bệnh tai xanh (PRRS) khoảng 6 tháng?

    Việc phòng chống bệnh PRRS muốn hiệu quả cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc an toàn sinh học và tùy theo đặc điểm dịch tễ của từng trại....

     Việc phòng chống bệnh PRRS muốn hiệu quả cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc an toàn sinh học và tùy theo đặc điểm dịch tễ của từng trại. Bạn không nêu rõ là hiện tại tình trạng đàn nái, đàn heo như thế nào, tỷ lệ dương tính, trên đàn nái, trên tổng đàn heo, với kháng thể kháng PRRSV ra sao? Trại có làm xét nghiệm tìm vi-rút PRRS trong trại không...? 

    Tôi trao đổi với Bạn vài điều dựa trên nguyên tắc chung trong phòng chống bệnh PRRS. Những biện pháp này giúp giảm thiểu những thiệt hại do bệnh PRRS đến mức thấp nhất, nhưng không nhằm mục đích loại trừ hoàn toàn vi-rút PRRS ra khỏi đàn.

    - Tạo miễn dịch chắc chắn trên những nái hậu bị với vi-rút PRRS tại trại bằng cách cho hậu bị tiếp xúc với heo nái già và heo nuôi thịt càng sớm càng tốt và tiêm phòng vắc-xin PRRS cho hậu bị muộn nhất là ở tháng tuổi thứ sáu để kịp phối vào khoảng tháng tuổi thứ 9. Trước khi phối cần lấy máu đánh giá kháng thể kháng vi-rút PRRS ở hậu bị. Chỉ đưa hậu bị vào đàn sinh sản sau khi đảm bảo được tình trạng miễn dịch tốt của heo đối với bệnh PRRS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (dịch tả heo, bệnh do Parvovirus, bệnh giả dại, bệnh LMLM...).

    - Tạo miễn dịch chắc chắn và ổn định trên đàn nái sinh sản bằng việc tiêm vắc-xin định kỳ toàn bộ đàn nái, 2- 4 tuần trước khi phối.

    - Tạo miễn dịch cho đàn heo sau cai sữa bằng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh PRRS lúc heo khoảng 2 - 3 tuần tuổi.

    - Nếu có điều kiện, thực hiện cùng vào cùng ra và nuôi các nhóm heo ở các khu vực trại riêng biệt. Nên xây dựng khu chuồng hậu bị riêng biệt để thuận tiện cho việc áp dụng biện pháp thích nghi cho heo hậu bị trước khi đưa vào đàn sinh sản.

    - Nhập heo hậu bị từ 2 – 3 tháng tuổi.

    - Đảm bảo vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên, đúng kỹ thuật.

    - Tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi-rút PRRS nhiễm từ ngoài vào (kiểm soát chất lượng tinh dịch, vệ sinh tiêu độc phương tiện vận chuyển thức ăn, vật dụng, con người...).

    - Định kỳ. kiểm tra sự lưu hành của vi-rút PRRS trong trại bằng cách lấy máu kháng đông từ nái có triệu chứng rối loạn sinh sản (đẻ sớm, sẩy thai...), heo khoảng 6 tuần tuổi để kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng chống.

    Chúc Bạn may mắn và thành công!

  • Tôi ở Bắc Giang, tôi muốn hỏi công ty về thủ tục mở đại lý JumBo ?

    Chào bạn, Công ty TNHH Minh Hiếu - Hưng Yên rất cám ơn bạn đã quan tâm tin tưởng mở đại lý thức ăn gia súc cho công ty chúng tôi. Bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0321.3991688 (máy lẻ 205) để được tư vấn cụ thể các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đại lý mới. Trân trọng

  • Xin cho biết cách phòng và trị bệnh tai xanh?

    Bệnh tai xanh còn gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS)

    Nguyên nhân: Bệnh do virut Lelystad thuộc học Tagaviridae gây ra. Hiện nay có nhiều chủng gây bện trên heo. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam năm 1987 trên đàn heo nhập từ Mỹ ( 10/51 heo con co huyết thanh dương tính với bệnh này). Tháng 3 năm 2007 bệnh tái xuất hiện ở một số tỉnh thành phía Bắc và sau đó bệnh lan rộng ở một số tỉnh miền Trung, miền Tây… gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

    Triệu chứng:

    1. Heo nái:

    Nái kém ăn hoặc đột ngột bỏ ăn, mệt mỏi, thở khó, ho ( Viêm phổi)
    Cương mạch hay tụ huyết ở tai ( tai xanh ), mũi, đuôi ( chiếm tỷ lệ 1 -2 % heo nhiễm bệnh)
    Xảy thai ở nhiều giai đoạn, nhưng thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc gây đẻ non, thai gỗ, heo con còn sống rất yếu ớt, khó nuôi.
    Nái bỏ ăn nhiều ngày, mất sữa, chậm động dục lại.

    2. Heo nọc:

    Mệt mỏi, lờ đờ, có biểu hiện tai xanh, giảm tinh hăng của đực giống, chất lượng tinh bị ảnh hưởng.

    3. Heo con:

    Ủ rũ, bú ít, tỷ lệ chết sau khi sinh cao, heo con yếu ớt, bẹt hai chân sau.
    Thủy thủng ở mí mắt, xù lông, da tái xanh.
    Tiêu chảy phân lỏng, màu nâu đỏ hoặc xám.
    Chảy máu ở rốn.

    4. Heo cai sữa và heo thịt

    Heo đột ngột ủ rũ, ăn ít, da ửng đỏ, ngủ nhiều và có biểu hiện hô hấp như ho, thở khó, thở bụng…

    Chẩn đoán:

    Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, triệu chứng sẩy thai ( chiếm khoảng 8%), tỷ lệ heo con chết lúc sanh cao ( khoảng 20%), tỷ lệ heo con chết trước cai sữa cao ( khoảng 26%). Heo thịt da ửng đỏ bỏ ăn đồng loại, có triệu chứng hô hấp như ho, thở bụng.

    Phòng bệnh:

    + Phòng bằng Vaccin: Hiện nay trên thị trường có nhiều vaccine phòng bệnh tai xanh đang được lưu hành. Nên chích vaccine theo lịch như sau:

    Heo nái: Chích cách nhau 3 tháng một lần.

    Heo con: Chích lúc 3-4 tuần tuổi.

    + Phòng bệnh bằng vệ sinh và thuốc sát trùng:

    Vệ sinh chuồng  trại sạch sẽ, chuồng phải giữ khô ráo, thoáng mát. Không cho người lạ ra vào khu vực chăn nuôi.

    Sát trùng chuồng định kỳ:

    Điều kiện bình thường: Phun sát trùng 2 lần mooaxi tuần.
    Điều kiện có nguy cơ nhiễm bệnh: Phun mỗi ngày 1 lần.
    Đang xảy ra dịch bệnh: Phun mỗi ngày 1-2 lần.
    Phòng bằng cách tăng cường miễn dịch

    Tăng cường dinh dưỡng cho heo: Nuôi dưỡng các loại heo đúng khẩu phần, uống đủ nước sạch và mát.
    Trộn vào thức ăn: Vitamin C, Glucan... để tăng cường miễn dịch.

    Trị bệnh:

    Không có thuốc đặc trị. Vì vậy khi có dịch bệnh cần áp dụng các biện pháp sau để ngăn chặn bệnh và chống bội nhiễm kế phát.
    Tăng cường miễm dịch; Vitamin C, Glucan trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống hoặc chích bắp.
    Tránh bội nhiễm các loại bệnh khác có thể chích kháng sinh như: Nên chọn lựa kháng sinh có thời gian lưu lại trong cơ thể lâu để chích như: Tulavitryl chỉ cần chích một lần duy nhất, nên lặp lại sau 8 ngày cho những con còn triệu chứng bệnh nặng.
    Chích ketovet mỗi ngày.
    Có thể trộn thêm kháng sinh vào thức ăn như: Tylan 40 sulphaG, Tiamulin 10%, Flopenicol...để chống bội nhiễm.
    Cần phải kiên trì điều trị trong thời gian 7-15 ngày. Do hệ thống miễn dịch bị suy giảm nhiều nên diễn biến tình trạng bệnh kéo dài, lâu khỏi. Thông thường từ 7 -15 ngày sau khi phát bệnh heo mới ăn lại bình thường. Heo con theo mẹ và heo sau cai sữa tỷ lệ chết cao ( có thể trên 50%), heo thịt tỷ lệ chết thấp ( khoảng 5%). Tùy theo chủng độc lực cao hay thấp.

  • Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị trường hợp xuất huyết ruột ở heo thịt cũng như heo cai sữa?

    Triệu chứng xuất huyết ruột và tiêu chảy ở heo thịt cũng như ở heo cai sữa thường là bệnh Hồng lỵ. Nguyên nhân là do vi khuẩn có hình dạng hơi xoắn, Brachyspira hyodysenteria gây ra.

     Khi phòng bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:

    - Quản lý cùng vào cùng ra theo lô, chuồng. Theo dõi heo mới nhập đàn, cách ly, cho ăn thức ăn trộn kháng sinh trong vòng 1 tuần trước khi nhập vào đàn heo của trại.

    - Sát trùng, vệ sinh và giữ khô ráo nền chuồng thường xuyên và nghiêm ngặt. Thiết kế nền chuồng đảm bảo độ dốc phù hợp để giữ khô nền chuồng.

    - Diệt chuột, nuôi nhốt chó ở khu vực riêng.

    - Bổ sung kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin) vào trong thức ăn, trong vòng 1 tuần, vào những thời điểm nguy cơ (nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, thay đổi thức ăn,...) và cho heo nái 1 tuần trước và sau khi sinh.

    * Điều trị:

    - Thể cấp: Tiêm kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin )cho những ca nặng, bổ sung kháng sinh nói trên vào trong thức ăn hoặc nước uống với liều điều trị cho toàn đàn. Thời gian sử dụng kháng sinh 1 - 2 tuần. Tăng cường vệ sinh, dọn dẹp sạch chất thải heo bệnh trong và ngoài chuồng. Nếu điều kiện chuồng trại cho phép thì nên chuyển heo qua chuồng trống đã vệ sinh tiêu độc. Tiến hành vệ sinh tiêu độc và để khô, trống chuồng trong vòng 15 ngày.

    - Thể mãn: bổ sung kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin ). Ở những trại mà có tình hình bệnh Hồng lỵ nghiêm trọng thì nên bổ sung kháng sinh bắt đầu từ lúc sau cai sữa và cho heo nái 1 tuần trước và sau khi sinh. Thời gian sử dụng kháng sinh 1 - 2 tuần. Vệ sinh tiêu độc, dọn sạch phân, chất thải trong và ngoài chuồng thường xuyên, nghiêm ngặt.

  • Câu hỏi liên quan đến dịch bệnh trên đàn lợn

    Câu hỏi:

    Tiếp theo xin chuyển sang những câu hỏi liên quan đến dịch bệnh trên đàn lợn. KG Nguyễn Thanh Bình, Hưng Yên, SĐT: 03216 500 633 hỏi: Lợn đã nuôi được 2 tháng vẫn ăn uống bình thường, da bị quầng đỏ như bị hắc lào, bị thành mảng to như bàn tay ở khắp nơi trên thân mình. Đã tiêm cho lợn thuốc Dexa, Manxi B6, Gluco KC mà không khỏi. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

    Trả lời:

    Thưa anh Bình, với triệu chứng như trên, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết: lợn đã bị viêm da và để khắc phục hiện tượng trên anh cần thực hiện các bước sau:

    - Chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng

    - Tẩy uế chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng các thuốc sát trùng.

    - Dùng dung dịch nước phèn chua 3% rửa vùng da viêm, sau đó dùng dung dịch FIVE-IODINE 10% bôi vào vùng da viêm 1 lần/ ngày.

    - Dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm, anh dùng một trong các thuốc sau: PENCILLIN + GENTAMYXIN hoặc PENICILLIN+ STREPTOMYXIN hoặc KANAMYXIN+ LINCOSIN. Tiêm bắp thịt cho lợn 1 lần/ngày, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

    - Dùng thuốc bồi bổ, nâng cao sức đề kháng, giải độc cho cho thể: VITAMINC, B1, ADE, UROTROPIN 10%; BOGA 03. Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

    - Với các loại thuốc trên, điều trị liên tục 5-7 ngày.

Bạn đang có thắc mắc về sản phẩm, cần chúng tôi tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, hãy gửi thông tin cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

Tư vấn hỏi đáp

Gửi đi
wait image

Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên

Nhà máy: Thôn Bình Lương -Xã Tân Quang - Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 0221 3 991 688/89  Fax : 0221 3 991 699

© 2022 Copyright by minhhieu.com.vn. All rights reserved.
Đang online:  1   Tổng truy cập: 1,736,207